Thiết bị điện | News

Tìm hiểu về vật liệu cách điện được sử dụng trong sản xuất dây và cáp điện Trần Phú

vat lieu cach nhiet

PE, PVC, XLPE là các loại vật liệu cách điện được sử dụng để sản xuất dây cáp điện Trần Phú. Những loại vật liệu này thường được lựa chọn khắt khe và sản xuất theo quy trình tiêu chuẩn chất lượng.

Vật liệu cách điện là gì?

v t 1

Vật liệu cách điện

Vật liệu cách điện là vật chất mà ở trạng thái bình thường không có các điện tích tự

do. Vật liệu cách điện rất đa dạng và rất nhiều chủng loại, riêng trong ngành sản xuất dây cáp điện cũng rất nhiều như:

– Polyvinyl clorua – PVC;

– Polyethylene – PE;

– Cross-linked Polyethylene – XLPE;

– Ethylene Propylene Rubber – EPR;

– Và rất nhiều loại cách điện khác như Mica, giấy, …

Trong các loại nhựa dùng để sản xuất dây cáp điện thông dụng hiện nay có thể chia ra làm 03 nhóm chính:

– Chất nhiệt dẻo (Thermoplastic): Là chất cao phân tử, ở nhiệt độ cao sẽ chảy mềm, có thể gia công biến dạng vật liệu, sau khi nguội nó vẫn giữ hình dáng đã gia công. Đặc điểm của chất nhiệt dẻo là nó có thể gia công tái chế nhiều lần mà vẫn biến dạng nhiệt được như PVC, PE …

– Chất nhiệt rắn (Thermoset): Là chất cao phân tử trở nên rắn ở 1 điểm nhiệt độ, có thể là một khoảng nhiệt độ rất hẹp và trong 1 thời gian không lâu. Qua giai đoạn này vật liệu trở nên rắn theo hình dáng gia công đã chọn. Vật liệu đã kết mạch không gian và không thể tái chế được như: PF, XLPE (nhiệt dẻo có liên kết ngang) …

– Chất đàn hồi (Elastomer): Là chất cao phân tử, ở nhiệt độ cao có thể gia công tạo hình. Sau khi nguội vật liệu đã được kết mạch không gian và có tính đàn hồi. Đặc điểm của chất đàn hồi ngoài tính đàn hồi thì nó không thể tái chế được vì mạch không gian sau khi bị phá vỡ sẽ không thể kết mạch lại được như NR, EPR …

Ngày nay người ta có thể tổng hợp được chất nhiệt dẻo đàn hồi, nghĩa là nó vừa có tính nhiệt dẻo vừa có tính đàn hồi như nhựa TPE.

Các chất cao phân tử được dùng làm vật liệu cách điện phải có các điều kiện

– Có tính điện môi cao, ổn định hoặc ít biến động trong điều kiện thay đổi môi trường, thỏa mãn được chế độ làm việc của sản phẩm.

– Có tính cơ lý tốt, phù hợp với điều kiện lắp đặt của sản phẩm.

– Có tính công nghệ phù hợp với máy móc thiết bị đặc trưng của ngành sản xuất dây cáp điện.

– Vật liệu có khả năng chịu sự gia công biến dạng dẻo dù chỉ một lần.

Các loại vật liệu cách điện được sử dụng

c c

Các loại vật liệu cách điện thường được sử dụng

Nhựa PVC:

– Bột PVC (resin PVC) là thành phần chính để tạo ra hợp chất PVC (compound PVC – nhựa PVC).

– Bột PVC được tổng hợp từ đơn phân tử Ethylene clo hóa.

– Nhựa PVC gồm các thành phần sau:

+ Resin PVC;

+ Chất hóa dẻo DOP;

+ Chất ổn định nhiệt;

+ Chất độn CaCO3;

+ Chất tạo màu;

+ Chất chống lão hóa;

+ Chất làm bóng.

– Nhựa PVC là loại vật liệu có cực tính, do khi clo hóa phân tử ethylene (đối xứng, không có cực), một nguyên tử clo đã thay thế một nguyên tử H.

Nhựa PVC nhờ có những đặc tính cơ, điện, hóa ổn định, cách nhiệt, cách điện tốt, đồng thời không bắt lửa, dễ chết tạo và giá thành hạ nên được sử dụng nhiều trong ngành dây cáp điện.

– Trong điều kiện điện áp cao, tần số 50Hz thì các vật liệu có cực sẽ bị phân cực mạnh và theo đó tính điện môi sẽ giảm. Vì vậy nhựa PVC thường chỉ dùng để làm cách điện cho cáp hạ thế hoặc bọc lớp phân cách, vỏ bảo vệ cho cáp điện.

Nhựa PE:

– Nhựa PE có cấu trúc phân tử đối xứng nên có tính cách điện cao hơn PVC. Cấu trúc của PE cũng đơn giản nhất trong các chất tổng hợp.

– Tính chất của PE phụ thuộc vào cấu trúc và độ sạch của thành phẩm. PE có cấu trúc mạch thẳng và một số mạch nhánh. PE có khả năng dễ dàng tạo cấu trúc tinh thể. Độ lớn của phân tử, trọng lượng phân tử và mức độ kết tinh của PE quyết định:

+ Cơ tính;

+ Nhiệt độ chảy mềm; 

+ Khả năng kháng axit và một số chất khác.

– PE bị lão hóa nhanh dưới tác dụng oxit hóa của ánh sáng mặt trời (tia cực tím). Vì vậy ta thường trộn vào PE một lượng chất chống oxy hóa để quá trình lão hóa diễn ra chậm lại, kéo dài tuổi thọ cho sản phẩm dây và cáp điện.

Chất chống tia cực tím tốt nhất là carbon black.

– PE có tính tự cháy lên ngọn lửa, để hạn chế khả năng này người ta thường trộn vào PE một lượng Parafin clo-hóa.

– PE có khả năng phản ứng với chất khác (copolymer) tạo mạch ngang, có cấu trúc không gian (XLPE).

Nhựa XLPE:

– Các phân tử ethylene PE được liên kết với nhau bằng lực vật lý khá yếu, do vậy dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao.

– Tuy nhiên bằng cách khâu mạch hay nối các polyethylene mạch thẳng vào mạng lưới của

polymer cao ta sẽ có polymer có cơ tính, hóa tính và tính chịu nhiệt cao hơn đó là XLPE (Cross Linked PE). XLPE có cấu tạo mạng không gian.

– Có 03 phương pháp tạo XLPE:

• Dùng chất peroxide gốc hữu cơ

• Dùng chùm tia điện tử đã được gia tốc, bắn phá các chuỗi phân tử PE để tạo ra các gốc mạch ngang

• Dùng cầu nối Siloxane lượng sản phẩm không ổn định.

Tham khảo thông tin bảng giá điện Trần Phú: Bảng giá dây điện Trần Phú.

 

 

  • https://www.facebook.com/TRANPHU

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *