Sau khi lựa chọn được cách thức đi dây cho công trình, để hoàn thiện đường điện cần phải đấu nối các đầu dây lại với nhau để tạo thành một mạch điện hoàn chỉnh, ngoài ra ta cũng phải đấu nối dây điện khi xảy ra tình trạng đứt, gãy. Vậy nối dây điện là như nào và cách thức đấu nối dây điện ra sao? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây của Dây cáp điện Trần Phú nhé.
1. Quy trình đấu nối chung cho tất cả các loại dây điện
– Bước 1: Bóc vỏ cách điện
– Bước 2: Làm sạch lõi
– Bước 3: Nối dây
– Bước 4: Kiểm tra mối nối
– Bước 5: Hàn mối nối
– Bước 6: Cách điện mối nối
2. Cách đấu nối dây điện
Đấu nối dây 1 lõi
Bước 1: Cắt rời phần dây bị đứt.
Sau đó, chúng ta dùng dao hoặc kìm để tuốt vỏ điện để lộ lõi đồng trần (khoảng 3cm)
Bước 2: Nối dây
Đặt 2 lõi đồng chéo nhau
Nối xoắn chặt chẽ từng vòng sát nhau nhằm bảo đảm cho lõi đồng được bền chặt
Hình ảnh hướng dẫn nối dây 1 lõi
Đầu nối dây nhiều lõi
Bước 1: Tách lớp vỏ cách điện
Ta cắt rời phần dây bị đứt đi, tiếp theo ta dùng dao hoặc là kiềm để tuốt lại vỏ điện để lộ ra phần lõi đồng trần khoảng chừng 3 inch.
Bước 2: Nối dây điện
Nối dây điện đan xen kẽ lõi dây vào nhau để cho dây bền chặt hơn
Hình ảnh hướng dẫn nối dây nhiều lõi
Hướng dẫn phân nhánh dây điện để đấu nối
Phân nhánh dây 1 lõi
Bước 1: Tách lớp vỏ cách điện
– Với dây chính: tách lớp vỏ điện khoảng 1inch
– Với dây nhánh: Tách lớp vỏ điện, để lộ ruột đồng trần khoảng 2 inch
Bước 2: Nối dây
– Đặt dây nhánh phía sau dây chính sao cho ba phần tư dây trần của nó kéo dài phía trên dây chính
– Thắt nút lại 2 sợi dây và quấn chặt sợi dây nhánh với sợi dây chính
Phân nhánh dây điện nhiều lõi
Bước 1: Tách lớp vỏ cách điện
Cắt rời phần dây bị đứt, tiếp theo dùng dao hoặc kìm để tuốt lại vỏ điện để lộ lõi đồng trần.
Bước 2: Nối dây điện
Tách lõi dây điện thành 2 phần đều nhau. Sau đó lần lượt vặn xoắn sang 2 bên
Hướng dẫn bọc mối nối điện sau khi đấu nối
Sau khi đấu nối ta thực hiện các bước sau
– Kiểm tra mối điện
– Hàn mối nối: Nhằm tăng sức bền cơ học cho đầu nối dây điện. Đồng thời đảm bảo duy trì khả năng dẫn điện tốt, tránh làm rỉ mối nối.
– Cách điện mối nối: Sử dụng băng keo cách điện hoặc ống gien co
Hình ảnh hướng dẫn bọc mối nối điện
Tất cả các thao tác cần thật đảm bảo đúng kỹ thuật, an toàn mang lại sự yên tâm chắc chắn trong quá trình sử dụng. Các kỹ thuật trước và sau khi đấu nối cần phải được kiểm tra cẩn thận thông qua bút thử điện.
3. Nối dây điện trong nhà an toàn và đảm bảo nhất
Nối dây điện hiện nay chủ yếu sử dụng hai phương pháp là đi dây nổi và đi dây chìm (dây ngầm). Lý do là mỗi phương pháp có những ưu và nhược điểm khác nhau. Các hộ gia đình nên lựa chọn cho mình một phương pháp phù hợp để vừa bảo vệ thành viên trong nhà nhất là con trẻ và vừa tiết kiệm chi phí.
Đi dây nổi: Đây là hình thức bọc dây điện trong các ống nhựa tròn hoặc dẹt và ốp lên bề mặt tường, trần nhà. Do đó đường dây được dẫn từ mạng lưới điện bên ngoài vào nhà và phân chia tới các phòng. Đường dây nổi có thể được lắp đặt sau khi tổ ấm được xây dựng dựng xong hoàn toàn.
Đi dây chìm – dây ngầm: Lại sử dụng các đường ống dẫn hoặc dán dây trực tiếp và chôn xuống đất hoặc trong tường nhà. Các hệ thống dây điện theo các đường ống đó tới các khu vực sẽ khác nhau. Hệ thống dây điện được lắp đặt ngay từ lúc đầu xây dựng ngôi nhà. Tổ ấm chúng ta sẽ được thi công lắp đặt đến đâu thì các ống dẫn đường dây được lắp đặt ngay tới đó.
4. Các tình huống cần tránh để không bị đứt dây
Để tránh không bị đứt dây và không ảnh hưởng đến sinh hoạt gia đình cũng như bảo vệ con trẻ trong nhà ta nên để ý các điều sau:
– Không để hở đầu chờ.
– Không chôn trực tiếp dây điện vào tường mà không dùng ống luồn.
– Không đẻ dây tiếp xúc với vật liệu xây dựng.
– Không để dây bị ngấm nước.
– Không sử dụng quá công suất dẫn đến quá tải điện.
- https://www.facebook.com/TRANPHU