Nếu thi công công trình không đảm bảo an toàn điện, tai nạn lao động có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Bài viết đưa ra các lưu ý cần nhớ khi thi công công trình gần đường dây điện sao cho an toàn.
Vụ tai nạn tại xã Cẩm Hưng, Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) khiến 4 người tử vong do vi phạm hành lang lưới điện tuy đã xảy ra cách đây gần 2 năm (26.10.2018) nhưng đến nay vẫn là một bài học đắt giá cho những ai có ý định vi phạm hành lang an toàn lưới điện hay thi công, xây dựng công trình gần đường dây điện trái phép. Đèn247 sẽ mang đến cho bạn đọc những thông tin cần thiết để đảm bảo việc thi công, xây dựng công trình gần đường dây điện là an toàn và hợp pháp.
Khoảng cách an toàn khi thi công, xây dựng công trình gần đường dây điện
Trước khi cấp phép cho tổ chức, cá nhân xây dựng mới hoặc cơi nới, cải tạo nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không, cơ quan cấp phép phải yêu cầu chủ đầu tư xây dựng nhà ở, công trình thỏa thuận bằng văn bản với đơn vị quản lý lưới điện cao áp về các biện pháp bảo đảm an toàn đường dây dẫn điện trên không và an toàn trong quá trình xây dựng, cơi nới, cải tạo, sử dụng nhà ở, công trình này.
Khoảng cách an toàn phóng điện đối với mức điện áp từ 0 đến 22 kv đối với dây bọc là 1 mét theo quy định của pháp luật. Còn khoảng cách an toàn phóng điện đối với dây trần là 2 mét.
– Đối với mức điện áp 35 KV thì pháp luật quy định khoảng cách an toàn phóng điện đối với các dây bọc là 1,5 mét. còn đối với dây trần là 3 mét.
– Còn đối với điện áp 110KV phải đáp ứng đáp ứng khoảng cách an toàn phóng điện đối với dây trần là 4 mét.
– Khoảng cách an toàn phóng điện theo quy định của pháp luật đối với điện áp 220 KV với dây trần là 6 mét.
Để đảm bảo an toàn cho người dân, chính phủ đã thiết lập hành lang an toàn dưới điện, nếu tuân thủ theo khoảng cách an toàn của hành lang này thì việc thi công, xây dựng công trình gần đường dây điện sẽ hạn chế được tối đa nguy cơ xảy ra tai nạn. Hành lang an toàn lưới điện trên không là khoảng không gian dọc theo đường dây, được thể hiện chi tiết qua hình ảnh dưới đây:
Khoảng cách hành lang bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không
Quy định thi công, xây dựng công trình gần đường dây điện
1. Các hành vi nghiêm cấm
Tại Điều 4 của Nghị định số 14/2014/NĐ-CP về Quy định chi tiết thi hành luật Điện lực về An toàn điện cũng nêu rõ: Các hành vi bị nghiêm cấm bao gồm: Trèo lên cột điện, vào trạm điện hoặc khu vực bảo vệ an toàn công trình điện khi không có nhiệm vụ; sử dụng công trình lưới điện cao áp vào những mục đích khác khi chưa được sự thỏa thuận với đơn vị quản lý công trình lưới điện cao áp.
Nghiêm cấm hành vi trèo lên cột điện
2. Cấp phép thi công
Tại Điều 34 của Nghị định 59/2015/NĐ-CP về Quản lý dự án đầu tư xây dựng cũng nêu: Nhà thầu thi công xây dựng phải lập các biện pháp an toàn cho người lao động, thiết bị, phương tiện thi công và công trình trước khi thi công xây dựng. Trường hợp các biện pháp an toàn liên quan đến nhiều bên thì phải được các bên thỏa thuận.
Người lao động có đầy đủ đồ bảo hộ (mũ, quần áo, giày) mới được thi công
3. Yêu cầu khi xây dựng nhà ở, công trình trong hành lang bảo vệ đường dây dẫn điện trên không
Tin bài liên quan: Báo động tình trạng thiếu an toàn về điện
Tất cả những quy định, lưu ý về thi công, xây dựng công trình gần đường dây điện ở phía trên đều nhằm mục đích đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản cho tất cả chúng ta nên việc chấp hành nghiêm chỉnh là điều vô cùng cần thiết. Dây và cáp điện Trần Phú hứa hẹn sẽ tiếp tục mang đến cho bạn đọc những thông tin có ích để có thể trang bị những kiến thức về an toàn về điện trong những bài viết tiếp theo.
Tham khảo thêm những biển báo về an toàn điện:
Địa chỉ: Số 41 Phố Phương Liệt, Phường Phương Liệt, Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội
Website: www.tranphucable.com.vn