Làm nghề sửa chữa dây điện dân dụng là nghề không mới nhưng ngày càng trở nên hấp dẫn bởi nhu cầu sử dụng các thiết bị điện ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, làm nghề sửa chữa điện lại ẩn chứa rất nhiều thử thách và nguy hiểm. Thông qua bài viết sau đây, cơ điện Trần Phú sẽ chỉ ra những thử thách mà thợ sửa điện phải đối mặt để bạn có thể hiểu rõ hơn về nghề này.
Nghề sửa điện trở thành nghề hot trong những tháng hè
Thông thường vào thời điểm nắng nóng, nhiệt độ tăng cao, do vậy nhu cầu sử dụng các thiết bị điện làm mát như điều hòa, quạt tăng cao. Điều này làm cho các thiết bị điện phải hoạt động hết công suất khiến động cơ bị yếu dần, xảy ra tình trạng hỏng hóc.
Bên cạnh đó, một số hộ gia đình còn gặp phải tình trạng là máy điều hòa không được bảo dưỡng thường xuyên khiến hoạt động yếu, tốn điện. Chính những điều này đã giúp cho nghề sửa chữa điện dân dụng trở thành nghề rất hot vào những tháng hè.
Nghề sửa chữa điện thực sự nguy hiểm
Những việc người làm nghề sửa chữa dây điện dân dụng phải làm
Làm nghề sửa chữa điện dân dụng không đơn thuần là lắp đặt các đường dây dẫn điện trong nhà hay sửa chữa các thiết bị điện mà còn cần phải làm những việc sau:
-
Lắp đặt và bảo dưỡng máy phát điện: Bao gồm những việc như lắp đặt, bảo dưỡng các loại máy phát điện và sửa chữa các bộ phận của máy phát như quấn dây, các mạch tự động của máy,…
-
Lắp đặt và vận hành động cơ không đồng bộ 3 pha: Bao gồm các việc như đấu dây, lắp đặt để tạo chiều quay cho động cơ hoặc đảo chiều dòng điện xoay chiều,…
-
Lắp đặt và sửa chữa các thiết bị điện dân dụng như bóng đèn, tủ lạnh, điều hòa, tivi, máy giặt, lò vi sóng, các loại quạt,…
-
Lắp đặt và bảo dưỡng máy biến áp: Bao gồm các việc như lắp đặt mạch, quấn dây, sửa chữa mạch tự động, chỉnh lưu cho máy,…
-
Lắp đặt và bảo dưỡng các thiết bị điều khiển, cảnh báo: Như lắp các mạch chiếu sáng, báo cháy, chống trộm, cửa tự động,…
-
Lắp đặt và sửa chữa hệ thống điện dân dụng: Bao gồm các việc như nối dây, đi dây điện, lắp đặt hệ thống ống luồn, lập bảng điện điều khiển, hệ thống ổ cắm,…
Làm nghề sửa chữa dây điện dân dụng chứa nhiều thử thách
Làm nghề sửa chữa dây điện dân dụng chứa nhiều cơ hội phát triển trong tương lai. Tuy nhiên, làm nghề này cũng chứa nhiều thử thách như:
Chỉ mang tính chất mùa vụ, thu nhập không ổn định
Vào mùa nắng nóng, làm nghề sửa chữa điện dân dụng luôn ở trong trạng thái làm không hết việc, nhiều lúc số lượng thợ điện không thể đáp ứng được nhu cầu của người dùng. Do vậy, những ngày này thu nhập của họ có thể lên đến 500.000 đến 1.000.000 đồng/ 1 ngày là chuyện bình thường.
Tuy nhiên, họ chỉ có thu nhập như vậy vào những ngày hè, còn lại vào những ngày đông thì hầu như không có việc hoặc rất ít việc. Điều này dẫn đến thu nhập giảm và không ổn định. Chính những điều này đã cho thấy làm nghề sửa chữa dây điện dân dụng chỉ mang tính chất mùa vụ và có thu nhập không ổn định.
Chứa nhiều vất vả và nguy hiểm
Không chỉ là thử thách với mức thu nhập, làm nghề sửa chữa dây điện dân dụng còn chứa nhiều vất vả và nguy hiểm. Thợ sửa chữa điện dân dụng nhiều khi phải treo mình với dây bảo hộ để lắp đặt trên những tòa cao ốc, các tòa nhà cao tầng để lắp đặt các thiết bị điện. Chỉ cần có chút sơ sẩy là những tai nạn nghề nghiệp nghiêm trọng có thể xảy ra với họ ở bất kỳ lúc nào và không ai có thể lường trước được.
Ngoài ra, người làm nghề sửa chữa điện thì luôn phải vác thêm cả đồ nghề cồng kềnh, nặng nhọc rồi leo tường, đục tường,…. Do vậy, những tai nạn nghề nghiệp như đứt tay, đau chân, ngã từ trên thang xuống là những việc không thể tránh khỏi. Chưa kể đến những tai nạn khác như giật điện, độ cao, say nắng, chói mắt hay khói bụi đều ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe.
Cần liên tục nâng cao tay nghề
Hiện nay, những thiết bị điện dân dụng ngày càng trở nên hiện đại, tinh vi hơn rất nhiều. Hơn nữa, các thiết bị điện này còn thường xuyên có sự thay đổi về thiết kế và được ứng dụng nhiều công nghệ mới.
Do vậy, người làm nghề sửa chữa điện cần liên tục cập nhập những công nghệ mới, luôn luôn học hỏi và nâng cao tay nghề. Ngoài ra, thợ sửa chữa điện dân dụng cần nắm rõ nguyên lý hoạt động của các thiết bị điện và thành thục về kỹ thuật. Việc này giúp thợ sửa có thể xác định chính xác tình trạng hỏng hóc của các thiết bị điện để khắc phục, sửa chữa một cách tốt nhất mang lại sự uy tín cho khách hàng.
Qua bài viết trên thì có thể thấy làm nghề sửa chữa dây điện dân dụng có mức thu nhập không ổn định, chứa rất nhiều nguy hiểm, có độ rủi ro cao. Để hạn chế những rủi ro này, người thợ điện cần sử dụng những loại dây dẫn chính hãng và chủ động trong mọi tình huống. Trong đó, dây điện Trần Phú luôn được đánh giá cao về chất lượng và độ bền. Bạn có thể liên hệ qua thông tin dưới đây để được tư vấn chi tiết.
https://www.facebook.com/TRANPHU