Cách tính số lượng đèn chiếu sáng cần dùng cho mỗi căn phòng?
Khuyến nghị độ rọi yêu cầu (Lx) cần dùng từ các nhà thiết kế chiếu sáng:
1– Phòng hội nghị, phòng họp: 500 (lx) (tức là 500lumen/1m²).
2 – Lớp học: 300 (lx).
3 – Cầu thang, hành lang của các tòa chung cư, cao ốc: 750 (lx).
4 – Phòng ngủ: 150 (lx).
5– Phòng khách gia đình: 150 – 300 (lx).
6– Phòng bếp gia đình: 400 – 800 (lx).
7– Phòng tắm: 400 – 800 (lx).
Đổi từ Công suất (W) sang Dòng điện (A)
Công thức tính công suất:
P = U.I
Trong đó
- P: công suất.(W)
- U: điện áp (V)
- I: dòng điện (A).
Tính số Ampe (A) tương ứng với công suất (KW) bằng cách lấy công suất (P) chia cho số vôn (V).
Ví dụ: máy có công suất là 100KW, hiệu điện thế là 220V thì I = P/U = 100220 = 4.5 Ampe. Để tính ra Ampe. Ta nhân với 1000 thì 4.5 A*100 = 450 Ampe.
Phân biệt watt, lumen và lux
Nhiều người nhầm lẫn khi so sánh độ sáng đèn bằng cách nhìn công suất của chúng – tức Watts. Tuy nhiên, watts là đơn vị đo lượng điện năng tiêu thụ chứ không phải độ sáng. Thuật ngữ kỹ thuật về độ sáng của đèn là quang thông – tức lumen. Quang thông càng lớn thì đèn càng sáng. Lumens trở thành thước đo hữu ích nhất của sản lượng ánh sáng thực tế trên các thiết bị chiếu sáng khác nhau.
Bởi vậy khi tính toán số lượng đèn chiếu sáng cho một phòng. Câu hỏi đặt ra sẽ là: Căn phòng này cần bao nhiêu lumens để chiếu sáng? Sau đó mới đền bước tính số lượng đèn, loại đèn, nhiệt độ màu ánh sáng và công suất watt. Ngoài ra, sản lượng ánh sáng còn được đo Lux. Lumen là cường độ ánh sáng, trong khi Lux chính là lượng ánh sáng trên một mét vuông tức là lumen/m2. Hầu hết tất cả các sản phẩm đèn led đều đề cập đến các thông số lumen, watt và lux trong mô tả kỹ thuật của chúng.
Công thức tính số lượng đèn chiếu sáng cần dùng
Tham khảo công thức dưới đây để tính toán số lượng đèn chiếu sáng cần dùng cho mỗi phòng (Lưu ý rằng: Công thức này chỉ mang tính tương đối, số lượng đèn chiếu sáng còn phụ thuộc vào các yêu tốt khác như: loại đèn, số lượng đồ đạc, cách bố trí và màu sắc của đồ nội thất, sở thích cá nhân…). Để tính theo công thức này có 2 vấn đề bạn cần quan tâm.
1. Diện tích mặt bằng:
Diện tích phòng cần lắp đặt đèn chiếu sáng: S = Chiều dài X chiều rộng
2. Khuyến nghị lượng lumens cần dùng từ các nhà thiết kế chiếu sáng:
Mỗi không gian sẽ yêu cầu mức độ ánh sáng khác nhau. Một phòng trưng bày sẽ cần nhiều ánh sáng hơn là thư viện, phòng khách gia đình cần nhiều ánh sáng hơn phòng ngủ. Dưới dây là độ rọi tiêu chuẩn được đề xuất cho các khu vực chiếu sáng từ các chuyên gia. 1Lux (lx) = 1lumen/1m²
- Phòng hội nghị, phòng họp: 500lx (tức là 500lumen/1m²)
- Lớp học: 300lx
- Cầu thang, hành lang của các tòa chung cư, cao ốc: 750lx
- Phòng ngủ: 150lx
- Phòng khách gia đình: 150 – 300lx
- Phòng bếp gia đình: 400 – 800lx
- Phòng tắm: 400 – 800lx
Ta có công thức tính số lượng đèn cần dùng như sau:
Ví dụ: Tính số lượng đèn led chiếu sáng cần dùng cho một phòng khách có diện tích 14m²
- Dữ liệu – Theo mục khuyến nghị lượng lumens cần dùng thì phòng khách gia đình cần có đội rọi tối thiểu là 150lux (tức là 150lumen/1m²). – Diện tích phòng bằng 14m²
- Tính tổng lượng lumens ánh sáng cho cả phòng – Từ công thức Lux= lumen/m² ta có công thức tính tổng số lumen: Tổng lượng lumens = Độ rọi tiêu chuẩn (lux) x Diện tích (m²) = 150 (Lux) x 14m² = 2100 lumen.
- Tính tổng công suất của đèn chiếu sáng cần dùng – Sản phẩm đèn led chất lượng tốt sẽ cung cấp khoảng 100lumen/watts. Thông số này được cung cấp bởi nhà phân phối hoặc ghi trên bao bì sản phẩm. => Tổng công suất (w) = 2100/100= 21W
- Tinh số lượng đèn cần dùng Số lượng đèn cần dùng = tổng công suất (w) : công suất của 1 đèn (W) Như vậy nếu bạn chọn bóng led có công suất 6W thì số lượng đèn cần dùng là: 21/6=3,5 => Tức là sẽ cần 4 bóng led 6W cho một phòng khách 14m2, tính toán tương tự theo công thức này với các loại đèn có mức công suất khác nhau là bạn sẽ có được đáp án tương đối về số lượng đèn.
Để đảm bảo phân bố ánh sáng hiệu quả trên toàn bộ khu vực trong phòng, bạn luôn phải nhớ rằng, khoảng cách ánh sáng không chỉ là khoảng cách giữa các đèn chiếu sáng mà còn bao gồm cả khoảng cách giữa đèn và tường.
Hiểu được cách tính khoảng cách giữa 2 bóng đèn, bạn sẽ tính được số lượng đèn cần dùng và cách bố trí đèn chiếu sáng sao cho hợp lý nhất.
Cụ thể như sau:
Xác định số mét đo chiều dài, chiều rộng của trần.
Khoảng cách giữa 2 đèn = Chiều dài / chiều rộng của trần / số lượng đèn ước tính trên 1 hàng
Hoặc ta có thể tính khoảng cách giữa 2 đèn chiếu sáng bằng cách ngược lại:
Số lượng đèn cần dùng = Chiều dài / chiều rộng của trần / Khoảng cách giữa 2 đèn
Khi đó bạn sẽ có được khoảng cách chính xác giữa các đèn chiếu sáng trong hàng.
Khoảng cách từ tường đến đèn chiếu sáng đầu tiên bằng 1/2 khoảng cách giữa 2 đèn trong một hàng.
Cách tính khoảng cách giữa 2 đèn chiếu sáng
Công thức trên có thể áp dụng cho nhiều lại đèn chiếu sáng như đèn led âm, đèn led ốp trần,…
Sau khi tính được chính xác khoảng cách giữa 2 đèn chiếu sáng bạn hãy tham khảo thêm cách bố trí đèn chiếu sáng của chuyên gia đến từ Đèn Led chiếu sáng dưới đây nhé.
Tính khoảng cách cho đèn chiếu ánh sáng
Thông tin cần biết
– Số lượng đèn chiếu sáng cần dùng (đã tính toán được)
– Kích thước khu vực: chiều dài (L) và chiều rộng (W)
(1) Khoảng cách theo chiều dài
- Xác định chiều dài của khu vực (L).
- Tính số đèn chiếu sáng trong một hàng cho chiều dài đó (N).
- Chia chiều dài (L) theo số lượng đèn trong hàng đó (N), bạn sẽ có được khoảng cách chính xác giữa các đèn chiếu sáng trong hàng.
- Khoảng cách từ tường đến đèn chiếu sáng đầu tiên bằng 1/2 khoảng cách giữa các đèn trong một hàng.
(2) Khoảng cách theo chiều rộng
- Xác định chiều rộng của khu vực (W).
- Số lượng đèn chiếu sáng trong một hàng cho chiều rộng đó (N).
- Chia chiều rộng (W) theo số lượng đèn trong hàng đó (N), bạn sẽ có được khoảng cách chính xác giữa các đèn chiếu sáng trong hàng.
- Khoảng cách từ tường đến đèn chiếu sáng đầu tiên bằng 1/2 khoảng cách giữa các đèn trong một hàng.
Ví dụ thực tế
– Chiều dài (L): 4,5m, Chiều rộng: 3m
– Dựa theo công thức tính số lượng đèn ở trên, ta tính được để cung cấp đủ ánh sáng cho phòng này cần 4 đèn led 10W hoặc 6 đèn led 7W.
1. Khoảng cách và vị trí lắp đặt với 4 đèn led 10w
Dựa theo các công thức (1) và (2) ta dễ dàng tính được:
- Khoảng cách giữa các bóng đèn ở các hàng dài = L / N = 4,5/2 = 2,25m.
- Khoảng cách giữa bóng đèn đầu tiên và tường trong các hàng dài = 2,25 / 2 = 1,125m.
- Khoảng cách giữa các bóng đèn trong các hàng rộng = W / N = 3/2 = 1,5m.
- Khoảng cách giữa bóng đèn đầu tiên và tường trong các hàng rộng = 1,5 / 2 = 0,75m.
2. Khoảng cách và vị trí lắp đặt với 6 đèn led 7W
- Khoảng cách giữa các bóng đèn trong các hàng dài = L / N = 4,5/3 = 1,5m.
- Khoảng cách giữa bóng đèn đầu tiên và tường trong các hàng dài = 1,5 / 2 = 0,75m.
- Khoảng cách giữa các bóng đèn trong các hàng rộng = W / N = 3/2 = 1,5m.
- Khoảng cách giữa bóng đèn đầu tiên và tường theo chiều rộng = 1,5 / 2 = 0,75m.
Như bạn thấy tính toán khoảng cách và vị trí lắp đặt đèn trần chiếu sáng rất đơn giản. Công thức này có thể áp dụng cho nhiều lại đèn chiếu sáng như đèn led, đèn CFL hay Halogen. Áp dụng công thức này, phòng nhà bạn sẽ luôn được cung cấp ánh sáng đủ và đồng đều.
Con số này là một cách hữu ích để đo lường hiệu quả của đèn trang trí bằng cách đo tổng sản lượng ánh sáng trong Lumens chia cho mức sử dụng năng lượng trong Watts.
Ví dụ, một tấm biển quảng cáo có thông số: 3500 Lumens cho công suất 23 Watts thì 3500 lm/23W = 152 lm/W. Để so sánh, một bảng quảng cáo LED kém hiệu quả hơn có thể cung cấp 3600 Lumens cho 45W thì 3600 lm/45W = 80 lm/W
Chúng ta dễ dàng thấy được, bảng quảng cáo 152 lm/W rẻ hơn 51% so với bảng 80 lm/W.
Chỉ số hoàn màu được ký hiệu là CRI (color rendering index) phản ánh độ trung thực màu sắc của vật khi được nguồn sáng chiếu tới.
Ánh sáng mặt trời (ánh sáng ban ngày) là có chỉ số hoàn màu cao nhất, Ra = 100. Nguồn sáng đèn đường cao áp Natri có chỉ số hoàn màu thấp Ra = 26, Nguồn sáng huỳnh quang cho chỉ số hoàn mầu Ra > 70, loại chất lượng cao có chỉ số hoàn màu Ra > 84.
Chỉ số hoàn mầu thấp sẽ phản ánh sai lệch màu sắc của Vật. Chẳng hạn dưới ánh sáng đèn cao áp Natri, màu hồng sặc sỡ của bông hoa hồng sẽ biến thành màu đỏ sẫm
– Là hình thức chiếu sáng bảo đảm độ sáng cao hơn, chất lượng ánh sáng tốt hơn phù hợp với con mắt khi nhìn và quan sát nhưng sử dụng ít điện hơn so với chiếu sáng thông thường trước đây.
– Là hiệu quả phát sáng của bóng đèn, bằng tỷ số giữa quan thông của bóng đèn và công suất tiêu thụ. Đèn có hiệu suất phát sáng cao là đèn cho quang thông lớn mà tiêu thụ năng lượng điện ít.
– Đơn vị: lm/W
– Là việc sử dụng ánh sáng quá mức cần thiết hoặc chiếu sáng không đúng, đặc biệt trong chiếu sáng công cộng gây hiện tượng chói loá, chiếu vào nhà dân và làm sáng bầu trời đêm được gọi là ô nhiễm ánh sáng.
Chiếu sáng chung đều: Đây là phương pháp chiếu sáng thông dụng nhất, có thể sử dụng tất cả các kiểu chiếu sáng trên nhằm đảm bảo độ rọi trong khu vực chiếu sáng có độ đồng đều cao. Phương pháp này đèn chiếu sáng thường được bố trí theo mạng lưới.
Chiếu sáng cục bộ: Nhằm tập trung ánh sáng đến vị trí làm việc hoặc đối tượng chiếu sáng cụ thể. Phương pháp này sử dụng chủ yếu kiểu chiếu sáng trực tiếp.
Chiếu sáng hỗn hợp: sử dụng kết hợp phương pháp chiếu sáng chung đều và chiếu sáng cục bộ, đảm bảo chiếu sáng toàn diện một đối tượng. Thường thì bố trí đèn để tạo khoảng 30%-35% độ rọi theo phương pháp chiếu sáng chung đều, phần còn lại do theo phương pháp chiếu sáng cục bộ.
Chiếu sáng trực tiếp: Hơn 90% ánh sáng được chiếu xuống dưới, vì thế ánh sáng ít bị tường hoặc sàn hấp thụ nhưng tạo nên bóng dâm. Kiểu chiếu sáng này thích hợp với chiếu sáng bên ngoài (trực tiếp, tăng cường) cho các phân xưởng và cho các văn phòng có diện tích lớn.
Chiếu sáng bán trực tiếp: Từ 60% đến 90% ánh sáng chiếu xuống dưới. Kiểu chiếu sáng này thích hợp với các văn phòng, nhà ở và nhà hàng
Chiếu sáng hỗn hợp: Từ 40% đến 60% ánh sáng chiếu xuống dưới, nó chỉ được sử dụng cho những địa điểm có các bề mặt phản chiếu tốt.
Chiếu sáng bán gián tiếp: Từ 10% đến 40% ánh sáng chiếu xuống dưới. Không gây chói lóa, sấp bóng và tạo môi trường dễ chịu. Phù hợp chiếu sáng trong văn phòng, nhà ở và một số không gian sinh hoạt, giao tiếp chung.
Chiếu sáng gián tiếp: Hơn 90% ánh sáng chiếu lên trên. Chiếu sáng có hiệu quả thấp nhất, nhưng tiện nghi nhìn tốt, không chói và sấp bóng.
– Là tập hợp các đường cong cường độ sáng biểu diễn trong mặt phẳng theo các mặt cắt dọc trục quang của bộ đèn.
– Nhiệt độ màu của nguồn sáng tính theo độ Kelvin diễn tả màu của các nguồn sáng so với màu của vật đen tuyệt đối được nung nóng từ 2000K đến 10000K. Nhiệt độ này không liên quan gì đến nhiệt độ thực của nguồn sáng
Lumens (lm) là thước đo lượng ánh sáng nhìn thấy được mà đèn phát ra. Nó được sử dụng để xác định độ sáng của bóng đèn (không giống như công suất của bóng đèn, không liên quan trực tiếp đến độ sáng của bóng đèn).
Lumens cho bạn biết được lượng ánh sáng bạn cần. Vì vậy, khi mua bóng đèn led, bạn cần quan tâm về lumen, chứ không phải là watts
Trước đây khi sử dụng các thiết bị chiếu sáng truyền thống như đèn sợi sốt và đèn huỳnh quang, mọi người thường chú ý đến công suất (W) và mặc định rằng loại đèn có công suất lớn thì mức độ chiếu sáng càng cao. Điều này thật sự không đúng đối với một số loại đèn khác như đèn chùm, đèn tường, đèn bàn, đèn trần hay đèn sàn,… sử dụng công nghệ led hiện nay. Trên thực tế, lượng ánh sáng phát ra từ bóng đèn được đo bằng lumen của quang thông chứ không phải watts của công suất.
Lumens cho bạn biết được lượng ánh sáng bạn cần. Vì vậy, khi mua bóng đèn led, bạn cần quan tâm về lumen, chứ không phải là watts
Với ưu điểm vượt trội trong việc chiếu sáng, không tiêu tốn quá nhiều điện năng và nhiệt năng đồng thời các loại đèn led còn vô cùng bền và có tuổi thọ cao, hạn chế chi phí trong việc sửa chữa và thay thế bóng đèn. Các loại đèn led như đèn led âm trần, đèn rọi led, đèn led dây, đèn bàn , đèn tường led,… được ứng dụng sử dụng phổ biến trong thiết kế nội, ngoại thất gia đình. Và hơn hết hiện nay, đèn led năng lượng mặt trời là thiết bị chiếu sáng ngoài trời tối ưu nhất.
Cách để chuyển đổi từ watt sang lumen?
Watt | Đèn sợi đốt
lumen |
Đèn Halogen
lumen |
Đèn CFL
lumen |
Đèn LED
lumen |
15W | 90 | 120 | 125 | 135 |
25W | 220 | 215 | 230 | 250 |
40W | 415 | 410 | 430 | 470 |
60W | 710 | 700 | 740 | 800 |
75W | 935 | 920 | 970 | 1055 |
100W | 1340 | 1320 | 1400 | 1520 |
150W | 2160 | 2140 | 2250 | 2450 |
EMC chính là khả năng tương thích điện từ của các sản phẩm điện tử khi hoạt động. EMC là viết tắt cảu tiếng Anh là Electro – Magnetic Compatibility.
Khi các thiết bị điện – điện tử được trang trị EMC sẽ giúp ngăng cản sóng điện từ phát ra từ chính thiết bị và có khả năng chống lại sóng điện từ từ các thiết bị khác.
SMD là viết tắt của Surface Mounted Diode. Nói một cách đơn giản, đây là diode / chip LED được gắn cố định vào bề mặt phẳng của bóng đèn. Một đặc điểm của loại bóng đèn này là bạn sẽ có được góc chùm rộng hơn so với các loại bóng đèn truyền thống.
Cần tản nhiệt cho đèn LED bởi vì Chip LED rất nhạy cảm với nhiệt độ. Đèn LED phát ra ánh sáng và đồng thời sinh ra 1 lượng nhiệt nhất định. Nhiệt độ do ánh sáng của đèn LED không cao nhưng các chân của đi ốt quang LED tỏa nhiệt khá cao. Do đó phải sử dụng bộ phận tản nhiệt để giải phóng lượng nhiệt đó, đảm bảo hiệu suất của đèn LED.
Tuổi thọ trung bình của bóng đèn LED Bulb thông thường khoảng 15.000 giờ, 25.000 giờ, 50.000 giờ hoặc cao hơn nữa tùy thuộc yêu cầu kỹ thuật của vị trí lắp đặt sản phẩm.
Ánh sáng trắng được đo trên thang đo nhiệt độ màu ở độ Kelvin. Ánh sáng đèn LED thường được chia thành 3 loại:
- Trắng ấm: 2700-3500 K. Giống màu sắc của ánh sáng đèn dây tóc và màu sắc của ánh sáng trắng ấm thường được sử dụng trong nhà để tạo ra một bầu không khí ấm áp.
- Trắng tự nhiên: Thông thường 4000-6000 K. Ánh sáng tự nhiên màu trắng thường được sử dụng cho các môi trường ánh sáng văn phòng, cửa hàng, tầng hầm, hoặc phòng hội thảo. Gần giống ánh sáng đèn huỳnh quang thông thường compact.
- Cool White: Thông thường 6000-8000K. Đây là màu sắc của ánh sáng trắng có xu hướng gần màu xanh, thường được sử dụng trong môi trường sản xuất và độ sáng cao.
Bên cạnh việc dựa vào việc tính toán số lumens để có số lượng đèn phù hợp cho mỗi căn phòng thì những yếu tố dưới đây cũng ảnh hưởng đến số đèn và sự phân bố đèn chiếu sáng trong nhà:
+ Màu của tường nhà, nội thất trong nhà: Nếu tường nhà màu tối, nội thất gỗ thì sẽ đòi hỏi nhiều ánh sáng hơn những căn phòng khác.
+ Chiều cao trần nhà: Nếu trần nhà cao hơn mức trung bình trong kiến trúc nội thất thì sẽ cần nhiều đèn chiếu sáng hơn bình thường.
+ Số lượng đồ nội thất trong nhà: Nếu phòng khách có nhiều đồ nội thất với các vật dụng trang trí cầu kỳ, phức tạp thì sẽ đòi hỏi cần nhiều đèn Ledchiếu sáng hơn bình thường.
+ Đèn nhỏ và đèn lớn: Trên thực tế nhiều đèn công suất nhỏ được lắp đặt với khoảng cách phù hợp trong phòng có thể đem lại hiệu quả ánh sáng tốt hơn là một đèn Led chiếu sáng công suất lớn.
Câu trả lời ngắn gọn là không
Watt thể hiện lượng năng lượng mà sản phẩm tiêu thụ, không thể hiện được bao nhiêu lượng ánh sáng (Lumen) mà đèn cung cấp. Đó là lý do tại sao bạn không nên dựa vào lượng Watt tiêu thụ, để chọn mua bất kì loại đèn nào. Nó sẽ chỉ cho bạn biết chiếc đèn tiêu tốn năng lượng như thế nào, không cho bạn biết được lượng ánh sáng mà đèn tạo ra.
Cũng cần biết rằng đèn Halogen 1 Watt và đèn LED 1 Watt không tạo ra cùng một lượng ánh sáng. Chip LED hiệu quả hơn và sẽ chuyển đổi nhiều năng lượng hơn sang bóng đèn halogen. Điều này không chỉ ở đèn LED và các loại đèn truyền thống, mà chúng còn xảy ra ngay cả đối với các đèn LED với nhau. Vì công nghệ đèn LED đang phát triển rất mạnh và ngày càng tiết kiệm điện hơn và có rất nhiều loại chip LED khác nhau, và đây một trong những yếu tố cần để ý khi chọn mua đèn LED.
Đang sửa nhà. Đỡ phải tính xem dùng bao nhiêu bóng
Đúng thứ đang cần
like