KIẾN TRÚC & NỘI THẤT | News

Giải pháp chiếu sáng, thông gió trong căn hộ chung cư một mặt thoáng ở Hà Nội

06 01 2015 tong the phoi canh royal city 380x247 1

Qua nghiên cứu một số dự án chung cư tiêu biểu như Royal City, Time City, Time City Park Hill, Central Park giai đoạn 2010-2015, có thể nhận thấy: Tuy vị trí, cách tổ chức sắp xếp có khác nhau nhưng đều thuộc hai loại căn hộ: đầu hồi và căn hộ có một mặt thoáng (căn hộ MMT). Căn hộ MMT là loại căn hộ phổ biến, có số lượng nhiều nhất và là đối tượng được đề cập trong bài viết này, chủ yếu về giải pháp chiếu sáng và thông gió.

06 01 2015 tong the phoi canh royal city 768x576 1

Bởi vì, đặc điểm chung của các căn hộ MMT là: Mặt thoáng tiếp xúc với không gian ngoài nhà thường hạn chế từ 7-9m; Các lớp phòng phía trong không tiếp giáp với mặt thoáng khó tiếp cận ánh sáng và thông gió tự nhiên; Đồng thời thường có ít nhất một phòng ngủ tiếp giáp với hành lang chung.

geg 768x255 1
Mặt bằng điển hình chung cư T1 dự án Time City Các phòng ngủ và bếp lấy sáng gián tiếp qua phòng sinh hoạt chung
(các vị trí đánh dấu mầu xanh)

Giải pháp thiết kế chiếu sáng thông gió đối với các phòng không tiếp giáp với mặt thoáng

1.Giải pháp lấy sáng gián tiếp qua hành lang, qua không gian khác hoặc chiếu sáng nhân tạo

  • Các căn hộ sử dụng giải pháp lấy sáng gián tiếp qua hành lang thường có mặt tiền khá hẹp, khoảng 7m-8m cho căn hộ 2 phòng ngủ hoặc 8m-10m cho căn hộ 3 phòng ngủ. Các loại căn hộ này thường có từ 1 đến 2 phòng (phòng ngủ, bếp hoặc phòng sinh hoạt) không tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng tự nhiên nên phải lấy sáng qua cửa sổ mở ra hành lang chung hoặc lấy sáng gián tiếp qua một không gian khác. Ngoài ra khả năng thông gió tự nhiên yếu nên phải sử dụng giải pháp thông gió cưỡng bức.
  • Phòng ngủ chính và phòng sinh hoạt bố trí tiếp xúc với mặt thoáng, các phòng ngủ khác của căn hộ và khu bếp bên trong (vị trí đánh dấu mầu xanh) không có cửa sổ, chiếu sáng nhân tạo và không được thông gió tự nhiên. Phòng bếp lấy ánh sáng gián tiếp qua phòng sinh hoạt chung (SHC) nên chủ yếu cũng sử dụng nguồn sáng nhân tạo và thông gió bằng quạt.
  • Đối với các phòng ngủ tiếp giáp với mặt thoáng, có đủ điều kiện thuận lợi để lấy ánh sáng trực tiếp và thông gió tự nhiên. Còn phòng SHC và bếp phải lấy ánh sáng gián tiếp qua phòng ngủ nên thiếu sáng và lưu thông gió không tốt. Cá biệt có căn hộ cả 3 loại không gian SHC, bếp – ăn và phòng ngủ sử dụng giải pháp lấy sáng gián tiếp.
dgbdb 768x554 1
Mặt bằng điển hình chung cư R2 dự án Royal City. Các phòng ngủ và bếp – ăn lấy sáng gián tiếp qua phòng SHC.(các vị trí đánh dấu mầu xanh đậm)

2. Sử dụng lô-gia sâu đưa ánh sáng tự nhiên vào bên trong căn hộ

  • Khi các căn hộ có chiều rộng mặt thoáng hạn chế, thông thường chỉ có thể bố trí hai phòng ra mặt thoáng, có thể dùng lô-gia sâu để lấy sáng và thông gió cho các phòng và không gian còn lại. Tuy nhiên nếu chiều sâu lô-gia quá lớn thì tác dụng lấy sáng hầu như không đáng kể, chủ yếu chỉ có tác dụng thông gió.
  • Giải pháp này khá hiệu quả đối với các căn hộ có chiều rộng mặt thoáng nhỏ, nhờ đó các phòng ngủ, khu bếp phía trong giáp hành lang có thể mở cửa ra lô-gia lấy sáng và khả năng lưu thông không khí cũng được cải thiện tốt hơn.
saf 768x269 1
Mặt bằng điển hình chung cư T11 dự án Time City. Các phòng SHC, bếp-ăn và phòng ngủ lấy sáng gián tiếp qua phòng ngủ
(các vị trí đánh dấu mầu xanh)

3. Sử dụng giếng mở và lô-gia sâu đưa ánh sáng tự nhiên vào bên trong căn hộ

  • Trong trường hợp căn hộ có kích thước chiều sâu lớn, mặt thoáng nhỏ, giải pháp bố trí lô-gia sâu không có hiệu quả lấy sáng cho không gian bên trong, có thể kết hợp thiết kế giếng mở kết hợp với lô-gia sâu để tăng cường hiệu quả lấy sáng cho các phòng bên trong của căn hộ.
  • Giải pháp kết hợp giếng mở và lô gia sâu giúp cải thiện khả năng lấy sáng và thông thoáng cho các căn hộ MMT tốt hơn. Chiều sâu lô-gia được rút ngắn nên các không gian bên trong nhận được nhiều ánh sáng hơn.
  • Thiết kế giếng mở kết hợp với lô-gia sâu cho phòng ngủ và cho khu vực bếp-ăn, phòng SHC là giải pháp tối ưu đối với các căn hộ MMT có chiều rộng mặt thoáng hạn chế.
  • Lô-gia phục vụ khu bếp kết hợp với giếng mở có thêm chức năng thông gió và lấy sáng cho không gian bếp-ăn.

4. Thiết kế giếng mở tăng thêm bề mặt được chiếu sáng tự nhiên

  • Các căn hộ thiết kế nhiều lô-gia một mặt tăng cường không gian phụ trợ, tiện ích cho sử dụng, mặt khác làm tăng diện tích phụ, qua đó làm tăng giá thành căn hộ. Giải pháp thiết kế giếng mở thay thế cho lô-gia sâu tăng cường hiệu quả sử dụng, khả năng lấy sáng, thông gió và giảm diện tích phụ trong mặt bằng căn hộ.
  • Giếng mở đưa ánh sáng đến không gian bên trong hiệu quả hơn giải pháp sử dụng lô-gia sâu. Các mặt tiếp giáp với giếng mở có thể mở cửa sổ lấy sáng trực tiếp hoặc bố trí lô-gia lấy sáng cho các không gian khác. Đây là giải pháp làm tăng diện mặt thoáng của căn hộ, hình thành nhiều căn hộ góc và giảm số lượng căn hộ MMT.
dfbsd 768x502 1
Mặt bằng điển hình chung cư Park 5 dự án Time City
Các phòng ngủ và bếp lấy sáng gián tiếp qua lô-gia sâu (các vị trí đánh dấu mầu xanh đậm)

5. Tăng tối đa diện tích mặt thoáng, giảm chiều sâu căn hộ

Thiết kế các căn hộ MMT có chiều rộng mặt thoáng lớn, lòng nhà nông, các không gian chính đều được tiếp xúc với thiên nhiên, lấy sáng và thông gió trực tiếp. Với giải pháp này, các căn hộ không cần thiết bố trí lô-gia sâu, giếng mở, diện tích căn hộ được sử dụng hiệu quả. Mặt bằng đơn nguyên có dạng mỏng và dài.

ghnmfed 768x311 1
Mặt bằng điển hình chung cư Park 1dự án Time City

6. Kết hợp linh hoạt nhiều giải pháp.

Tùy theo cấu trúc giao thông và bố trí căn hộ của mặt bằng điển hình, có thể thiết kế linh hoạt, kết hợp nhiều giải pháp để tăng cường khả năng thông gió, chiếu sáng tự nhiên cho căn hộ MMT. Mặt bằng đơn nguyên có dạng tuyến, độ dày mỏng khác nhau có thể sử dụng giải pháp bố trí căn hộ có chiều rộng mặt thoáng lớn ở khu vực lòng nhà mỏng, các khu vực khác có thể thiết kế căn hộ có lô-gia sâu kết hợp với giếng mở.

Nhận xét

bxcbsd 768x341 1
Mặt bằng đơn nguyên chung cư Park 5 dự án Central Park 5
Giếng mở giảm chiều sâu lô-gia, cải thiện chiếu sáng cho không gian bếp-ăn
(các vị trí đánh dấu mầu xanh đậm)

Qua phân tích một số giải pháp thiết kế thông gió chiếu sáng trong căn hộ chung cư MMT, có thể nhận thấy xu hướng thiết kế căn hộ chung cư MMT với giải pháp lấy sáng, thông gió gián tiếp qua không gian SHC, phòng ngủ như ở các dự án Royal City, Hà Nội (2010), Time City giai đoạn 1 (2011) có các đặc điểm:

1. Căn hộ có kích thước chiều sâu lớn hơn chiều rộng mặt thoáng

  • Các không gian bên trong lấy sáng và thông gió gián tiếp không có đủ ánh sáng tự nhiên. Khả năng lưu thông không khí yếu, thường phải dùng thông gió cưỡng bức.
  • Tỷ lệ diện tích lô-gia trên diện tích căn hộ thấp, hiệu suất sử dụng diện tích mặt bằng cao do căn hộ có ít lô-gia.
  • Giải pháp sử dụng giếng hở, lô-gia sâu để lấy sáng và thông gió cho các căn hộ MMT như ở dự án chung cư Time City Park Hill, Hà Nội giai đoạn 2 (2014) đã đem lại hiệu quả tốt. Hầu hết các không gian đều có cửa sổ lấy sáng tự nhiên, khả năng thông gió cũng tốt do cấu trúc hẹp và dài của lô-gia sâu. Một số đặc điểm của các căn hộ:
  • Căn hộ có chiều sâu lớn (kích thước chiều sâu căn hộ lớn hơn chiều rộng mặt thoáng).
  • Các không gian bên trong lấy sáng và thông gió trực tiếp qua lô-gia và giếng hở nên đạt hiệu quả cao hơn so với giải pháp lấy sáng và thông gió gián tiếp.
  • Tỷ lệ diện tích lô-gia trên diện tích căn hộ cao, hiệu suất sử dụng mặt bằng thấp do căn hộ có nhiều lô-gia
c6b0etwefs 768x251 1
Mặt bằng đơn nguyên chung cư Park 2 dự án Central Park
Mặt thoáng của căn hộ được mở rộng tối đa để lấy sáng trực tiếp

2. Giải pháp thiết kế căn hộ có chiều rộng mặt thoáng lớn có kết hợp với lô-gia sâu và giếng hở trong các chung cư dự án Central Park (2014) đã thể hiện được hiệu quả vượt trội trong việc lấy sáng và thông gió cho căn hộ MMT. Các không gian chính như phòng SHC, bếp-ăn, phòng ngủ và thâm chí khu vệ sinh cũng được chiếu sáng và thông gió tự nhiên, một số nét chính trong mặt bằng căn hộ:

  • Căn hộ có mặt bằng hình chữ nhật dài theo mặt thoáng, kích thước chiều sâu giảm.
  • Hầu hết các không gian đều tiếp xúc trực tiếp với mặt thoáng và lô-gia.
  • Tỷ lệ diện tích lô-gia trên diện tích căn hộ hợp lý, hiệu suất sử dụng mặt bằng hợp lý.

KTS Nguyễn Như Hoàng

(Bài đăng trên Tạp chí Kiến trúc số 5/2016)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *