Những kiến thức về phòng cháy chữa cháy tuy rất quan trọng nhưng dường như vẫn còn xa lạ với đại đa số bộ phận người dân. Nguyên nhân chính là do ý thức của người dân về phòng cháy chữa cháy chưa cao cũng như việc phổ cập gặp nhiều hạn chế. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Dây và Cáp điện Trần Phú để nâng cao kiến thức về phòng cháy chữa cháy và hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và của khi không may xảy ra rủi ro.
NHỮNG QUY TẮC KHI PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY
- Theo dõi hướng phát triển của đám cháy và hướng quyết định trong cứu chữa đám cháy. Hướng phát triển của đám cháy phụ thuộc vào hướng gió, hướng trao đổi không khí trong đám cháy và cách sắp xếp các loại chất cháy, tính chất của các chất trong đám cháy. Hướng quyết định trong cứu chữa đám cháy là hướng được tập trung nhiều lực lượng, phương tiện và chú ý của người chỉ huy trong cứu chữa đám cháy.
- Phải chặn đứng đám cháy để cứu người bị nạn.
- Phải chặn đứng không cho đám cháy lan đến khu vực có chất cháy, nổ, độc…. có khả năng gây nguy hại lớn.
- Phải ngăn chặn không cho lửa lan đến khu vực để nhiều tài liệu, hàng hoá có giá trị cao.
- Ngăn chặn không cho lửa tiếp tục cháy lan sang các phần nhà bên cạnh có khả năng dẫn đến cháy lớn.
- Chặn đứng hướng phát triển của đám cháy.
- Nhanh chóng triển khai phun nước vào gốc lửa và ngăn chặn các hướng lửa phát triển.
- Phá dỡ các bộ phận nhà cửa nhằm hạ thấp ngọn lửa, hạn chế cháy lan hoặc tháo dỡ tạo khoảng cách chặn đứng đám cháy.
- Di chuyển các chất cháy phía trước ngọn lửa lan truyền để tạo khoảng cách không còn chất cháy không cho lửa cháy lan đến.
- Các lăng phun nước đầu tiên có tác dụng khống chế không cho lửa lan tràn, bảo vệ, trinh sát khi vào khu vực lửa, khói nguy hiểm để cứu người và nắm tình hình. Vì vậy nó có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả, kết quả cứu chữa vụ cháy.
- Khi chữa cháy, các đơn vị tham gia phải luôn luôn chú ý bảo vệ những người tham gia chữa cháy, những người còn mắc kẹt trong đám cháy, tài sản, vật liệu, phương tiện… không để nước phun tràn lan làm hư hỏng.
- Khi chữa cháy nếu xét thấy cần thiết, người chỉ huy chữa cháy phải cho mở lỗ thoát khói, mở các cửa thông gió làm giảm nồng độ khói tạo điều kiện thuận lợi cho việc cứu người và chữa cháy. Khi mở thoát khói phải chú ý hạn chế đến mức thấp nhất khả năng cháy lan, cháy phát triển.