Với mục tiêu cùng tạo nên một hành tinh xanh, nâng cao nguồn cung điện, thế giới đã và đang nghiên cứu những giải pháp công nghệ sản xuất điện mới từ những nguồn nhiên liệu sạch. Chính những công nghệ này sẽ giúp tương lai không còn nỗi ám ảnh “mất điện ngày hè”. Giải quyết được bài toán thiếu điện sẽ là tiền đề giúp kinh tế phát triển bền vững.
1. Công nghệ nhiệt mặt trời
Công nghệ nhiệt mặt trời sẽ trở nên thông dụng trong tương lai không xa. Hiện nay, công suất điện mặt trời mới chỉ đạt 12,4 GW, nhưng đến năm 2050 có thể tăng lên 2.000 GW. Công nghệ nhiệt mặt trời tập trung sử dụng hàng loạt gương khổng lồ để tạo ra nhiệt và điện năng.
Sản xuất điện từ năng lượng mặt trời
2. Công nghệ sản xuất điện gió
Việt Nam đang đứng trước cơ hội đẩy nhanh chương trình phát triển điện gió, khi có được công nghệ năng lượng tái tạo của GE theo tinh thần Bản ghi nhớ giữa Tập đoàn GE với Bộ Công Thương, khi cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama tới thăm chính thức Việt Nam năm 2015. Mục tiêu của cả hai phía Việt Nam và GE là đến năm 2025, xây dựng ít nhất 1.000 MW công suất từ các dự án điện gió, đủ để cung cấp cho khoảng 1,8 triệu dân Việt Nam.
“Giấc mơ” về một nhà máy điện gió với công nghệ hàng đầu thế giới tại Việt Nam đã thành hiện thực khi vào giữa tháng 11/2016, GE, Mainstream Renewable Power và Tập đoàn Phú Cường đã ký kết thỏa thuận hợp tác đầu tư Dự án Điện gió Phú Cường tại tỉnh Sóc Trăng, công suất 800 MW.
“Cánh đồng gió” cung cấp nguồn điện sạch
Dự kiến, giai đoạn 1 công suất sẽ là 150 – 200 MW sau khi hoàn thành thu xếp tài chính vào năm 2018, khi đi vào vận hành sẽ góp phần bổ sung nguồn cung điện năng cho miền Nam trong những năm tới.
3. Công nghệ sản xuất điện dùng nhiên liệu sinh học
Nhiên liệu sinh học được sử dụng phổ biến nhất hiện nay vẫn là ethanol, nhưng trong tương lai người ta sẽ sử dụng các loại vật liệu hữu cơ có tiềm năng năng lượng lớn hơn như mía, tảo, nước thải, sản xuất các loại nhiên liệu dùng cả cho giao thông lẫn ngành Điện. Hiện thế giới mới sản xuất khoảng 643.000 thùng nhiên liệu sinh học mỗi ngày và đến năm 2050 có thể tăng lên 3,4 triệu thùng/ngày.
4. Công nghệ sản xuất điện từ nhiên liệu sinh học hoàn hảo
Một nhóm các nhà khoa học tại Trường Đại học Pennsylvania, Mỹ, đang nghiên cứu sản xuất một loại nhiên liệu sinh học hoàn hảo, không gây ô nhiễm môi trường. Để cho ra đời loại nhiên liệu này, họ đã tiến hành nghiên cứu quá trình tạo methanol, hợp chất chính có trong khí thiên nhiên.
Qua nghiên cứu, các nhà khoa học phát hiện thấy cơ chế sản xuất ra methane rất đơn giản, gồm nước và CO2 được giam trong dòng điện. Dựa vào nguyên lý này người ta sẽ chế tạo một loại pin nhiên liệu chứa vi khuẩn methanogens và khi có dòng điện nạp vào, thì nó sẽ tạo ra một loại nhiên liệu đốt cháy, có khả năng trung hòa cacbon nên không phát tán khí thải ra môi trường.
5. Sản xuất điện từ sóng biển và thủy triều dưới lòng đại dương
Theo tính toán của các nhà khoa học, các trang trại điện dưới lòng đại dương ở vùng Thái Bình Dương rất tiềm năng, mỗi năm có thể sản xuất trên 900 GW và hiện tại ở Na Uy, người ta đang có một dự án thử nghiệm mang tên là Hywind, sử dụng 1 tuabin 2,3 MW, nặng 152 tấn, lắp đặt ở độ sâu 65m trên một sàn cố định dưới thềm lục địa.
Điện từ sóng biển – nguồn năng lượng sạch tiềm năng cần được khai thác
6. Công nghệ sản xuất điện nguyên tử an toàn, hoàn toàn không chứa cacbon
Hiện nay con người mới sản xuất được 372 GW từ nguồn nguyên liệu này, đến giữa thế kỷ 21 có thể tăng lên 700 GW nhờ các công nghệ nguyên tử thế hệ mới, đó là công nghệ thế hệ III + (dùng thiết kế nước tăng áp); thế hệ IV (sử dụng công nghệ tầng sỏi) và thế hệ V (dùng lò phản ứng sóng di động).
Có thể thấy, có rất nhiều công nghệ sản xuất điện bên cạnh thuỷ động lực và sản xuất từ nhiên liệu hóa thạch. Trong tương lai, chắc chắn Việt Nam sẽ có những bước đi mới để đưa những công nghệ sản xuất điện này đi vào hoạt động, nhằm nâng cao đời sống và phục vụ sản xuất giúp tăng trưởng nền kinh tế bền vững.
Địa chỉ: Số 41 Phố Phương Liệt, Phường Phương Liệt, Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội
Website: www.tranphucable.com.vn