Thiết bị điện | News

MCCB và MCB là gì? So sánh MCCB và MCB

MCCB và MCB là gì? So sánh MCCB và MCB

Bạn đang thắc mắc MCCB và MCB là gì, giữa 2 thiết bị có điểm gì khác nhau? Vậy thì hãy theo dõi bài viết sau đây của cơ điện Trần Phú. Thông qua bài viết này, chúng tôi sẽ so sánh MCCB và MCB để bạn nhận thấy rõ sự khác nhau giữa 2 thiết bị đóng ngắt này.

MCCB và MCB là gì?

MCB là từ viết tắt của cụm Miniature Circuit Breaker, còn được gọi là CB tép, cầu dao tự động, CB chống giật. Đây là thiết bị có khả năng tự động ngắt mạch khi xảy ra các sự cố về điện như quá tải hoặc ngắn mạch.

MCCB là từ viết tắt của cụm Molded Case Circuit Breaker, còn được gọi là CB khối, Aptomat đúc. Đây là một cầu dao tự động dạng khối sử dụng để đóng ngắt các dòng điện từ 1 pha đến 3 pha khi có các sự cố điện xảy ra như quá tải, ngắt mạch hoặc mạch điện bị sụt áp.

 

MCCB và MCB là gì? So sánh MCCB và MCB

Phân biệt MCB và MCCB

So sánh MCCB và MCB

MCCB và MCB đều là các thiết bị đóng ngắt mạch điện khi xảy các sự cố nên nhiều người vẫn lầm tưởng rằng chúng là một. Tuy nhiên, đây là 2 thiết bị hoàn toàn khác nhau và chúng có sự khác biệt lớn về nhiều mặt như vật liệu làm, chức năng, ứng dụng,… Phần thông tin so sánh MCCB và MCB dưới đây sẽ giúp bạn hiểu thêm về 2 thiết bị này:

Về vật liệu sản xuất

Aptomat MCCB được làm từ nhựa tổng hợp phenolic và được sản xuất theo dây chuyền đạt chuẩn IEC 947. Vật liệu làm MCCB có khả năng cách điện và chịu nhiệt ở nhiệt độ cao cực tốt. Aptomat MCB cũng được sản xuất đạt chuẩn IEC 947 nhưng được làm bằng nhựa cách điện ABS có khả năng cách điện và chịu nhiệt kém hơn so với vật liệu làm MCCB.

Về chức năng

Aptomat MCCB và MCB có một số điểm khác nhau về chức năng như sau:

  • MCCB có thể điều chỉnh được dòng chỉnh định để đảm bảo phù hợp với tải còn MCB thì không.

  • Dòng định mức của MCCB cao hơn so với MCB. Dòng định mức của MCCB nằm trong khoảng 10 đến 200 Ampe còn MCB chỉ có dòng định mức là 100 Ampe.

  • MCCB có dòng cắt sự cố định mức cơ bản (Ics) cao hơn so với MCB. Với MCCB dòng Ics lớn nhất vào khoảng 150kA còn MCB chỉ khoảng 25kA.

  • MCCB được lắp thêm các cuộn dây đóng ngắt motor nạp lò xo nên có khả năng điều khiển từ xa còn MCB không có chức năng này.

  • MCB không có không gian để lắp đặt cuộn dây như MCCB.

  • MCB hỗ trợ bảo vệ hệ thống mạch điện khỏi tình trạng quá dòng tốt hơn. Còn MCCB giúp bảo vệ hiệu quả hơn ở nơi có nhiệt độ cao và dòng ngắn mạch.

Về dòng điện định mức

Dòng điện định mức của MCCB và MCB có sự khác nhau. Thông thường, MCB có dòng điện định mức nằm trong khoảng nhỏ hơn hoặc bằng 125A. Còn MCCB có dòng tải điện định mức nằm trong khoảng 100A đến 600A. 

Về khả năng mở rộng tùy chỉnh

MCCB có khả năng mở rộng tùy chỉnh, điều khiển từ xa,… còn MCB thì không. MCCB có thể mở rộng rất nhiều module. Trong đó, có rất nhiều module để bạn lựa chọn, bạn có thể sử dụng hoặc không. 

MCCB có thể được tích hợp cùng các module như các cặp NO – NC, các cặp trạng thái điều khiển on – off – trip, các cổng truyền thông công nghiệp,… Ngoài ra, với những dòng MCCB cao cấp còn được tích hợp các bộ ETU.

Về ứng dụng

Aptomat MCB thường được sử dụng cho các mạng điện dân dụng hoặc trong các tủ điện phân phối như tủ điện chiếu sáng, tủ điện cấp cho ổ cắm,… MCCB ít được sử dụng trong mạng điện dân dụng bởi nó có dòng định mức khá cao. 

Aptomat MCCB thường được áp dụng cho các công trình có quy mô lớn như nhà máy, bệnh viện, trường học,… hoặc trong các tủ điện tổng và tủ điện phân phối. Thông thường, trong các tủ điện phân phối sẽ gồm 1 MCCB tổng và nhiều MCB nhỏ.

>>  Cấu tạo của mạng điện trong nhà và một số đặc điểm của mạng điện

Về giá thành

Để thiết kế MCCB đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao và quy trình sản xuất phức tạp, mất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc,… Chính vì vậy, aptomat MCCB có giá thành cao hơn so với aptomat MCB.

MCCB và MCB là gì? So sánh MCCB và MCB

Cấu tạo của MCCB

Lưu ý khi lắp đặt và sử dụng MCCB và MCB

Trong quá trình lắp đặt và sử dụng MCCB và MCB, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau để MCCB và MCB vận hành tốt nhất và có tuổi thọ cao hơn:

  • Không chọn MCCB và MCB có định mức điện quá cao hoặc quá thấp so với hệ thống điện tại nơi lắp đặt. Bởi nếu chọn aptomat có dòng chịu tải quá cao hoặc quá thấp sẽ khiến cho aptomat nhảy nhiều lần khi có nhiều thiết bị được sử dụng cùng lúc.

  • Nên lắp aptomat MCCB và MCB theo nhánh cho từng phòng và các thiết bị có công suất lớn tại nơi lắp đặt. Mục đích của việc làm này đó là giảm thiệt hại tối đa khi có sự cố xảy ra, nó chỉ ảnh hưởng đến một khu vực nhỏ.

  • Cần đảm bảo đấu nối đúng nguồn điện ra ở dưới và nguồn điện vào ở trong để tránh tình trạng hư hỏng và cháy nổ do đấu lệch nguồn.

  • Nên chọn sản phẩm của các đơn vị uy tín, không mua hàng được bán tràn lan, không tem, không mác.

Nói chung, qua việc so sánh MCCB và MCB ở nhiều khía cạnh thì có thể thấy MCCB sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với MCB. Nếu bạn có thắc mắc gì về chủ đề này hay có nhu cầu mua các loại dây cáp điện chất lượng thì hãy liên hệ ngay với cơ điện Trần Phú qua hotline để được tư vấn chi tiết và báo giá nhé.

 

 

  • https://www.facebook.com/TRANPHU

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *