Thiết bị điện | News

Dạy trẻ cách phòng tránh điện giật

Dạy trẻ cách phòng tránh điện giật

Tai nạn điện vẫn thường xuyên xảy ra trong mỗi gia đình, mà đối tượng thường là trẻ nhỏ. Vì thế trang bị kiến thức cho trẻ để phòng tránh được điện giật là việc làm cần thiết.

Điện giật ở trẻ em là một trong những tai nạn thường gặp ở mỗi gia đình. Vì vậy, bố mẹ cần hiểu rõ nguy hiểm và cách phòng tránh để đảm bảo an toàn cho con trẻ ngay cả trong ngôi nhà của mình. Dây và cáp điện Trần Phú sẽ mang đến những lưu ý quan trọng nhất thông qua bài viết bên dưới.

Nguy hiểm khi bị giật điện

Bên cạnh những ích lợi to lớn thì điện cũng mang lại những nguy hiểm nhất định trong quá trình sử dụng. Tuỳ vào mức độ giật điện mà có thể mang lại những hậu quả khác nhau: Ở mức độ nhẹ, khi đi vào cơ thể dòng điện gây phân tích và hủy hoại tế bào máu; làm co giật tổn thương từng phần hệ thần kinh và cơ quan nội tạng… Còn ở mức độ cao thì có thể gây tê liệt và tử vong ngay lập tức. 

Cách phòng tránh điện giật đối với trẻ nhỏ

#1 Không sử dụng thiết bị điện khi tay ướt: như dùng tay ấn nồi cơm điện, bật quạt,…

Dạy trẻ cách phòng tránh điện giật

Trẻ không được dùng tay ướt ấn nồi cơm

#2 Không được chạm tay vào dây điện nứt, ổ điện hở,…

Dạy trẻ cách phòng tránh điện giật

Không được chạm tay vào dây điện nứt

#3 Không sử dụng những thiết bị dễ cháy nổ, rò điện như bàn là, bếp điện, lò nướng,.. Khi sử dụng cần có người lớn giúp đỡ.

Dạy trẻ cách phòng tránh điện giật

Trẻ không được tự ý sử dụng bàn là, bếp điện, lò nướng,…

#4 Khi có sấm chớp cần ra hỏi bể bơi, bồn tắm và tắt hết các thiết bị điện tử.

Dạy trẻ cách phòng tránh điện giật

Trẻ cần ra khỏi bể bơi ngoài trời khi trời mưa

#5 Không đứng gần cột điện, dưới cây to hay đi chân đất dưới trời mưa. 

Dạy trẻ cách phòng tránh điện giật

Trẻ không được đứng dưới cây to, đi chân đất khi trời mưa

Để đảm bảo an toàn, cần lắp đặt những thiết bị điện ở xa tầm với của trẻ, tránh sự tiếp xúc gần dễ xảy ra những sự cố. Cha mẹ cũng cần chủ động sử dụng những thiết bị điện thông minh, chuyên dụng có khả năng tự ngắt, hay dùng những thiết bị có nắp che phần ổ cắm cũng như để những món đồ nguy hiểm tránh xa tầm tay trẻ em. Ngoài ra, với các thiết bị điện trong nhà, cha mẹ nên sử dụng những biểu tượng cảnh báo để tạo thói quen cho trẻ nhỏ.

Cách sơ cứu khi bị điện giật

Khi trẻ em hay bất kỳ ai bị giật, chúng ta cần bình tĩnh để xử lý tình huống. Không dùng tay trần kéo người bị giật ra mà sử dụng những đồ vật khô như giày dép, cán chổi, gậy gỗ,… để đẩy người trẻ tránh xa nguồn điện, rồi gọi ngay cho cơ quan y tế hoặc đưa đi cấp cứu.

Dạy trẻ cách phòng tránh điện giật

Sơ cứu khi bị điện giật

Một số lưu ý khi sơ cứu trong lúc chờ cấp cứu tới:

– Nếu trẻ còn tỉnh, cần nới lỏng áo quần để bé dễ thở hơn.

– Để trẻ ở nơi thoáng mát, nhiều không khí.

– Nếu trẻ mất tri giác, phải kiểm tra hô hấp tuần hoàn của trẻ còn hoạt động không. Nếu không còn dấu hiệu, phải thực hiện ngay biện pháp hồi sức tim, phổi:

Bước 1: Đặt trẻ nằm ngửa, kê gối mềm hoặc quần áo dưới đốt sống cổ sao cho đầu trẻ ngửa về phía sau.

Bước 2: Mở miệng trẻ nếu thấy lưỡi thụt vào thì kéo ra, moi sạch thức ăn (nếu có) để đường thở thông thoáng.

Bước 3: Đặt hai tay xếp chồng lên nhau tại vị trí 1/3 phần dưới xương ức và ấn vào lồng ngực 5 cái.

Bước 4: Sau khi hồi sức tim, phổi, chuyển sang tư thế thổi ngạt. Nếu thổi vào miệng thì bịt mũi và ngược lại. Vừa thổi vừa quan sát xem lồng ngực trẻ có phồng lên hay không.

Bước 5: Cứ sau 2-3 lần thổi ngạt lại ép tim nạn nhân 4-6 lần. Thực hiện liên tục các thao tác đến khi bé có dấu hiệu sống trở lại.

Bước 6: Sau đó, nhanh chóng chuyển nạn nhân đến bệnh viện.

Những lưu ý trên đều rất quan trọng đối với những gia đình đang có trẻ nhỏ. Việc thường xuyên nhắc nhở, dạy trẻ những thông tin trên là cách tốt nhất để hạn chế những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.

>>>Xem thêm:

Những lưu ý khi sơ cứu trẻ bị điện giật

– Tuyệt đối không để nạn nhân bị ngã và gây ra tổn thương nghiêm trọng hơn.

– Không được chạm vào nạn nhân khi chưa ngắt nguồn điện, không được dùng tay không để kéo nạn nhân ra khỏi nguồn điện vì có thể bạn sẽ bị điện giật.

– Phải giữ cho mình một tâm thái thật bình tĩnh, tránh hoảng loạn để đảm bảo sơ cứu an toàn cho nạn nhân.

Trên đây là những thông tin bổ ích cho những gia đình đang có trẻ nhỏ. Việc thường xuyên nhắc nhở, dạy trẻ những thông tin trên là cách tốt nhất để hạn chế những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.

Địa chỉ: Số 41 Phố Phương Liệt, Phường Phương Liệt, Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội

Website: https://den247.com/

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *