Thiết bị điện | News

Các bước xử lý khi xảy ra hoả hoạn và cách phòng tránh

Các bước xử lý khi xảy ra hoả hoạn và cách phòng tránh

Trang bị những kiến thức cần thiết về cách thức xử lý khi xảy ra hoả hoạn sẽ giúp chúng ta giảm thiểu được tối đa những thiệt hại về người và tài sản. Dây và cáp điện Trần Phú sẽ mang đến những thông tin chính xác về các bước xử lý, đồng thời đưa ra những biện pháp phòng tránh xảy ra hoả hoạn.

Các bước xử lý khi xảy ra hoả hoạn

Dưới đây là 07 bước xử lý cần nắm rõ:

 

Bước 1: Giữ thái độ cực bình tĩnh khi phát hiện có hỏa hoạn để có thể xác định những vấn đề sau:

– Nơi xảy ra cháy nổ đồng thời phán đoán nguyên nhân.

– Nếu có thể hãy nhanh chóng đưa ra các giải pháp chữa cháy.

 

Bước 2: Thực hiện báo động khẩn cấp

Có một số cách báo động chúng ta có thể sử dụng như sau:

– Nhấn chuông báo động của hệ thống báo cháy. 

– Hô hoán để thông báo cho nhau biết về đám cháy (có thể hét lên, gõ cửa từng nhà, từng phòng để thông báo).

– Thông báo qua loa phát thanh.

 

Các bước xử lý khi xảy ra hoả hoạn và cách phòng tránh

Tay bấm chuông báo động của hệ thống báo cháy

 

Bước 3: Ngắt điện toàn bộ khu vực bị cháy

– Cắt cầu dao điện ngay khi có thể.

– Ngắt aptomat.

Lưu ý: Phải dùng những dụng cụ như găng tay cách điện, vải, kìm điện,… để tránh nguy cơ bị điện giật. 

 

Bước 4: Gọi báo ngay cho 114

114 là đầu số của lực lượng phòng cháy chữa cháy (PCCC). Chúng ta cần liên lạc và thông báo tình hình một cách rõ ràng nhất để họ có thể xây dựng những biện pháp chữa chạy kịp thời.

 

Các bước xử lý khi xảy ra hoả hoạn và cách phòng tránh

Gọi báo ngay tới 114

 

Bước 5: Sử dụng các phương tiện chữa cháy gần nhất để dập lửa

– Bình chữa cháy (dạng khí, dạng lỏng, hoặc bình mini…), mền ngăn lửa.

– Nước (không sử dụng nước để dập lửa nếu chất gây cháy là dầu, xăng hoặc các loại có tỷ trọng nhẹ hơn nước).

– Nếu gần đó có vòi chữa cháy và lăng trụ phun nước thì nhanh chóng kéo vòi và phun vào đám cháy.

 

Bước 6: Cứu người

Nếu có khả năng hãy cứu những người bị nạn, những người có khả năng thoát khỏi đám cháy. Nếu không có khả năng, hãy chờ đến sự giúp đỡ của lực lượng PCCC.

 

Bước 7: Di chuyển các loại hàng hóa, tài sản lưu động và các chất dễ cháy đến nơi an toàn, tránh xa khu vực cháy để tránh cháy tràn lan và khó dập lửa.

Cách phòng tránh hoả hoạn xảy ra

“Phòng còn hơn tránh” – việc hiểu rõ những biện pháp phòng ngừa sẽ giúp hạn chế rủi ro gặp hoả hoạn. Dưới đây là những cách thực hiện mà bạn nên áp dụng:

– Lắp chuông báo khói ở nhiều vị trí trong nhà: Thiết bị này sẽ phát hiện được đám cháy một cách kịp thời, hạn chế tối đa nguy cơ cháy lớn.

– Cẩn trọng với khu bếp: Hơn một nửa nguyên nhân cháy nổ đến từ khu bếp, do đó cần đặc biệt chú ý khi sử dụng lò nướng, lò vi sóng (đặc biệt đối với trẻ em).
– Sử dụng những sản phẩm, thiết bị điện uy tín, chất lượng: Chập cháy dây điện kém chất lượng cũng là một trong những nguy cơ hàng đầu gây hoả hoạn. Do đó việc đầu tư những sản phẩm dây điện, thiết bị điện là điều cần thiết và nên làm.
– Tắt thuốc lá đúng cách, đúng chỗ: Cần chú ý luôn dụi tàn thuốc và vứt chúng thật cẩn thận.
– Chú ý khi sử dụng nến: Có rất nhiều gia đình thích sử dụng nến thơm cho không gian thêm thư giãn, hãy đảm bảo chúng được đặt ở trong các đế cứng, ổn định và tránh xa rèm cửa hoặc những vật dụng dễ bắt cháy.
 

Luôn phòng tránh cẩn thận, nếu có sự cố luôn biết cách xử lý khoa học, hiệu quả sẽ là chìa khoá để đảm bảo an toàn cho chính bản thân và những người xung quanh.

 

Bài viết liên quan: Tiêu chuẩn an toàn đối với dây cáp điện Trần Phú

 

 

  • https://www.facebook.com/TRANPHU

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *