Thiết bị điện | News

Rơ le nhiệt là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của rơ le nhiệt

ro le nhiet la gi 1

Rơ le nhiệt là thiết bị điện hiện nay được sử dụng phổ biến trong đời sống. Nó giúp cho hoạt động cơ của các thiết bị điện không bị hỏng do sự thay đổi đột ngột của dòng điện.  Vậy rơ le có cấu tạo như thế nào? Nó có nguyên lý hoạt động ra sao? Có bao nhiêu loại rơ le?

Rơ le nhiệt là gì

Khái niệm rơ le nhiệt

Rơ le nhiệt là thiết bị sử dụng để bảo vệ các mạch điện và thiết bị điện không bị hỏng khi dòng điện quá tải, tăng lên đột ngột. Nó còn có tên gọi khác là relay.

Rơ le nhiệt có chức năng đóng cắt các tiếp điểm khi dòng điện tăng mạnh sinh ra nhiệt tác động lên thanh kim loại khiến chúng bị giãn nở ra. Nhờ vào sự có mặt của rơ le mà các thiết bị điện, máy móc sẽ hoạt động được ổn định hơn đồng thời không bị hư hỏng khi quá tải. Chính vì thế, rơ le nhiệt được ứng dụng trong hầu hết các hệ thống điện từ điện công nghiệp tới dân sự.

Rơ le nhiệt hiện nay được ứng dụng trong dòng điện xoay chiều với công suất là 500V, tần số 50Hz. Ngoài ra, có loại lên tới 150A và 440V sử dụng cho dòng điện một chiều.

Do thời gian làm việc của rơ le nhiệt chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, khoảng vài giây hoặc lâu nhất cũng chỉ vài phút. Nên nó chưa đảm bảo được có thể sử dụng để bảo vệ ngắn mạch được. Vì thế, người ta thường lắp kèm thêm cầu chì cùng với rơ le để tạo nên hệ thống bảo vệ ngắn mạch tốt, hiệu quả hơn.

Rơ le có  2 trạng thái đó là ON và OFF. Nó ở trạng thái ON hay OFF sẽ phụ thuộc vào có dòng điện chạy qua rơ le hay không. Trên rơ le có 3 kí hiệu là NO, NC và COM.

COM (common): là chân chung, nơi kết nối đường cấp nguồn chờ, nó luôn được kết nối với 1 trong 2 chân còn lại. Còn việc nó kết nối chung với chân nào sẽ phụ thuộc vào trạng thái hoạt động của rơ le.

NC và NO là 2 chuân chuyển đổi:

  • NC (Normally Closed): nghĩa là bình thường nó đóng.Khi rơ le đang ở trạng thái OFF, chân COM sẽ nối với chân này.
  • NO (Normally Open): khi rơ le ở trạng thái ON (có dòng điện đi qua cuộn dây) thì chân COM sẽ được kết nối với chân này. Kết nối COM và NC khi bạn muốn có dòng điện cần điều khiển khi rơ le ở trạng thái OFF. Khi rơ le ON thì dòng này sẽ bị ngắt. Ngược lại thì nối COM với NO.

Cấu tạo của rơ le nhiệt

Cấu tạo của rơ le nhiệt

Về cấu tạo thì rơ le nhiệt thường bao gồm những bộ phận sau:

  • Đòn bẩy
  • Tiếp điểm thường đóng
  • Tiếp điểm thường mở
  • Vít chỉnh dòng điện tác động
  • Thanh lưỡng kim
  • Dây đốt nóng
  • Cần gạt
  • Nút phục hồi

Nguyên lý hoạt động của rơ le nhiệt

Nguyên lý hoạt động của rơ le nhiệt

Như tên gọi của nó, rơ le nhiệt hoạt động dựa trên sự thay đổi nhiệt độ của dòng điện. Khi dòng điện quá tải sẽ phát sinh ra một nhiệt lượng lớn khiến cho tấm kim loại của rơ le bị đốt nóng dẫn tới hiện tượng bị giãn nở. Trong thành phần cấu tạo nên rơ le nhiệt, phiến kim loại kép đóng vai trò vô cùng quan trọng để thiết bị hoạt động được hiệu quả nhất. Phiến kim loại kép này được ghép từ 2 thanh kim loại có chỉ số giãn nở khác nhau.

Thông thường thì thanh kim loại sẽ có hệ số giãn nở ít hơn và thường dùng invar (gồm 36% Ni + 64% Fe). Thanh kim loại thứ 2 thường được làm bằng đồng thau hoặc thép crom – niken bởi chỉ số giãn nở của nó lớn hơn khoảng 20 lần so với invar.

Khi dòng điện có sự thay đổi đột ngột, nhiệt độ sẽ tác động lên thanh thép kép khiến nó uốn theo chiều thanh kim loại có hệ số giãn nở ít hơn. Lúc này ,ta có thể sử dụng trực tiếp để dòng điện hoặc dây trở bao quanh. Độ uống cuong ít hay nhiều sẽ phụ thuộc vào độ dài và độ dày mỏng cả thanh kim loại.

Các loại rơ le nhiệt

Các loại rơ le nhiệt

Hiện nay, trên thị trường đang phân phối nhiều loại rơ le nhiệt. Tùy theo từng tiêu chí mà người a chia thiết bị này thành những nhóm khác nhau. Cụ thể là:

  • Dựa theo tiêu chí kết cấu rơ le nhiệt được chi thành 2 loại đó là rơ le hở và rơ le kín
  • Dựa theo yêu cầu sử dụng phân thành rơ le 1 cực và rơ le 2 cực.
  • Dựa vào phương thức đốt nóng thì rơ le nhiệt được chia thành 3 loại: rơ le đốt nóng trực tiếp, rơ le đốt nóng gián tiếp và rơ le đốt nóng hỗn hợp. Theo tiêu chí này, loại rơ le hỗ hợp được sử dụng phổ biến nhất vì nó có tính nhiệt ổn định tương đối tốt, phù hợp làm bội số quá tải giúp đảm bảo an toàn cho thiết bị và người sử dụng.
  • Ngoài ra, rơ le nhiệt còn có thể được phân thành: rơ le nhiệt 3 pha và rơ le nhiệt 1 pha.

Hướng dẫn chọn rơ le nhiệt

Cách chọn rơ le nhiệt

Đặc tính của rơ le nhiệt là quan hệ giữa dòng điện phụ tải chạy qua và thời gian tác động của nó (gọi là đặc tính thời gian – dòng điện, A – s). Mặt khác, để đảm bảo yêu cầu giữ được tuổi thọ lâu dài của thiết bị theo đúng số liệu kỹ thuật đã cho của nhà sản xuất. Các đối tượng bảo vệ cũng cần đặc tính thời gian dòng điện.

Lựa chọn đúng rơ le là lựa chọn sao cho đường đặc tính A – s của rơ le gần sát đường đặc tính A – s của đối tượng cần bảo vệ. Nếu như chọn quá thấp thì sẽ không tận dụng được công suất của động cơ điện. Còn nếu chọn quá cao sẽ làm giảm tuổi thọ của thiết bị cần bảo vệ.

Trong thực tế, cách để lựa chọn phù hợp chính là dòng điện định mức của rơ le nhiệt bằng với dòng điện định mức của động cơ điện cần bảo vệ. Rơ le có tác dụng là tác động ở giá trị (1.2 ÷ 1.3) ldm. Ngoài ra, chế độ làm việc của phụ tải và nhiệt độ môi trường xung quanh cần được xem xét.

Những sản phẩm được bán tại BamBo đều có đầy đủ chứng chỉ CO, CQ từ nhà máy. Giá thành ưu đãi, chiết khấu cao và được tư vấn tận tình từ những chuyên viên có kinh nghiệm lâu năm trong ngành điện.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *